You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.
Đa Khoa Nhân TínĐa Khoa Nhân Tín

Thường xuyên đi khám và kiểm tra huyết áp tại bệnh viện, cơ sở y tế là điều nên làm, giúp bạn sớm chẩn đoán và kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp. Trong buổi khám, đừng ngần ngại hỏi bác sĩ những điều bạn chưa rõ. Chủ động trao đổi, tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ là bạn đang tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Nếu vẫn đang băn khoăn không biết phải hỏi gì, mời bạn tham khảo 7 câu hỏi sau đây.

cao huyết áp

1. Những chỉ số huyết áp của tôi có ý nghĩa gì? Bao nhiêu thì là tốt?

Bác sĩ sẽ giải thích rõ cho bạn về huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Theo hướng dẫn từ Hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), huyết áp ở mức 120/80 mmHg được xem là bình thường, trong khi huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên là tăng huyết áp. Tuy nhiên những con số này sẽ thay đổi tùy theo thể trạng mỗi người. Bác sĩ sẽ kiểm tra và cho bạn biết số liệu cụ thể.

2. Tăng huyết áp ảnh hưởng gì đến sức khỏe của tôi?

Hiểu về những biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp là nguồn động lực, giúp bạn thêm quyết tâm kiểm soát bệnh và sống khỏe mạnh. Tăng huyết áp có thể ảnh hưởng đến tim, mắt, thận, não…thậm chí gây đột quỵ và đe dọa tính mạng. Chính vì vậy, bạn cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

3. Tôi nên kiểm tra huyết áp bao nhiêu lần mỗi ngày?

Theo dõi huyết áp là việc nên làm, nhưng kiểm tra huyết áp quá thường xuyên cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Bác sĩ sẽ bàn bạc thêm với bạn, đi đến một thời gian biểu nhất định để kết hợp kiểm tra huyết áp tại nhà và tại cơ sở y tế.

4. Tôi sẽ rèn luyện thói quen sống lành mạnh như thế nào?

Muốn biết bạn nên thay đổi gì, trước tiên bác sĩ cần biết thói quen sống hiện tại của bạn ra sao, có điểm gì tốt hay chưa tốt. Thói quen sống lành mạnh nhìn chung gồm 3 khía cạnh: chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập thể dục thể thao và nghỉ ngơi thư giãn. Trong khi rèn luyện, bạn cũng đừng ngại hỏi bác sĩ nếu gặp khó khăn, thiếu động lực…

5. Tôi có phải uống thuốc hay không? Tác dụng phụ là gì?

Bạn tuyệt đối không được tự ý uống, hoặc dừng uống thuốc điều trị tăng huyết áp khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Không phải ai bị tăng huyết áp cũng cần uống thuốc, hoặc uống thuốc giống nhau. Tác dụng phụ cũng sẽ thay đổi tùy thuốc và thể trạng của bạn. Hãy hỏi và ghi chú thật kỹ, nhất là với người cao tuổi, để có thể uống đúng thuốc, đúng giờ, đúng liều.

6. Tôi muốn thử phương pháp…., liệu có được không?

Bạn chắc chắn sẽ nghe rất nhiều lời đồn đại về phương pháp A, loại thuốc B có công dụng điều trị tăng huyết áp. Đừng tin vào những lời đồn và tự làm hại sức khỏe của mình! Phương pháp hữu hiệu với người này không có nghĩa là phù hợp với người khác. Bạn cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn thử một phương pháp, loại thảo dược nào đó.

7. Người thân trong gia đình có thể hỗ trợ tôi như thế nào?

Đúng vậy, sự hỗ trợ, động viên từ người thân, bạn bè là cực kỳ quan trọng với người tăng huyết áp. Bác sĩ sẽ hướng dẫn những việc mà người chăm sóc có thể làm, từ nhắc nhở uống thuốc, nấu ăn phù hợp đến chia sẻ, khuyến khích người bệnh tăng huyết áp xây dựng cuộc sống mới cùng bệnh.

Người bệnh tăng huyết áp nên ghi nhớ rằng sống vui khỏe, lạc quan cùng bệnh là điều hoàn toàn có thể. Bạn hãy chủ động trao đổi, phối hợp với bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả kiểm soát huyết áp tốt nhất. Ở buổi khám bệnh kế tiếp, đừng ngần ngại hỏi bác sĩ những điều khiến bạn lưu tâm nhé.

Share this post

Latest news

Đa Khoa Nhân Tín

Đã có thuốc chữa dứt bệnh viêm gan B

Read more
Đa Khoa Nhân Tín

Một số loại rau gia vị tốt cho não

Read more
Đa Khoa Nhân Tín

Bộ trưởng Bộ Y tế: “Người cận nghèo ốm một trận có thể thành người nghèo”

Read more
Đa Khoa Nhân Tín

Tật khúc xạ và cách chăm sóc mắt

Read more